Công nghệ “thổi linh hồn con người vào Robot” của Nhật Bản
08/08/2015
Nhật Bản là một trong những quốc gia đi đầu trong ngành sản xuất, chế tạo robot trên thế giới. Tuy nhiên, thay vì tập trung trang bị cho người máy công nghệ tối tân phục vụ công nghiệp, người Nhật tập trung vào việc chế tạo robot giống người: từ suy nghĩ, cảm giác, cảm xúc cho tới từng giác quan, bộ phận.
Nhật Bản là một trong những quốc gia đi đầu trong ngành sản xuất, chế tạo robot trên thế giới. Tuy nhiên, thay vì tập trung trang bị cho người máy công nghệ tối tân phục vụ công nghiệp, người Nhật tập trung vào việc chế tạo robot giống người: từ suy nghĩ, cảm giác, cảm xúc cho tới từng giác quan, bộ phận.
Lấy ý tưởng từ đó, nhiếp ảnh gia Luisa Whitton đã thực hiện bộ ảnh “What about the Heart” với mong muốn định nghĩa lại thế nào là bản chất “con người” và liệu robot trong tương lai có thể truyền tải được bản chất ấy hay không.
Luisa Whitton từng học Cử nhân nhiếp ảnh tại London College of Communication (tạm dịch: trường Cao đẳng Truyền thông London). Trong thời gian học tập tại đây, Whitton cảm thấy rất đam mê đối với công nghệ, mong muốn kết hợp nghệ thuật nhiếp ảnh với lĩnh vực kỹ thuật khô khan này. Cô sau đó nhận được giải thưởng nhiếp ảnh IdeasTap và được thực hiện một dự án hợp tác với Magnum Photo với chủ đề tự chọn. Đó là thời điểm “What about the Heart” ra đời.
Whitton biết về khái niệm “Sonzai-Kan” (tiếng Nhật có nghĩa là sự hiện diện của linh hồn) trong lần gặp gỡ với nhà khoa học Hiroshi Ishiguro.
Theo Ishiguro, “… con người tưởng đơn giản mà vô cùng phức tạp và hiện chưa có một định nghĩa tuyệt đối nào về con người. Ngày nay, con người sử dụng ngày càng nhiều các bộ phận giả, thay thế xương thịt bằng máy móc…”.
Từ đây, Whitton tranh thủ thời gian để ghi lại hình ảnh của những robot “con người” và nghiên cứu các nhân vật giả tưởng như Frankenstein, Uncanny của Freud…
Hanoilink.